Categories: Tin tức

Ăn chân gà ngâm cóc có tốt không, có giảm được cân không?

Chân gà mặc dù không nhiều thịt, nhiều mỡ như các bộ phận khác nhưng chân gà vẫn chế biến được nhiều món ăn ngon và được nhiều người ưa thích. Đặc biệt là món chân gà ngâm cóc. Vậy ăn chân gà có tốt không có bị tăng cân không, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Tóm tắt nội dung

Tìm hiểu tác dụng của chân gà và cách làm chân gà ngâm cóc

 Từ  xưa, trong Đông y, chân gà được đánh giá là có vị ngọt, tính bình, không độc, giúp bổ dưỡng cơ thể, mạnh sinh lực, cường gân cốt,… và được dùng như bài thuốc hỗ trợ và chữa trị nhiều bệnh khác nhau. Chúng có thể giúp cung cấp collagen, cải thiện hệ tiêu hóa, chữa lành chấn thương, cải thiện hệ miễn dịch, duy trì sức khỏe nướu,… Với lợi ích như thế, bạn còn đợi gì mà không vào bếp trổ tài làm ngay món chân gà ngâm tắc ngay nào.

Thành phần dinh dưỡng trong chân gà

Kết quả một nghiên cứu khoa học tại Đài Loan, trong chân gà chứa hàm lượng collagen vô cùng lớn rất tốt cho hoạt động cơ thể và chăm sóc da.

Không chỉ phần thịt mà chân gà cũng cung cấp nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể ít ai biết

Tìm hiểu thêm: ăn chân gà luộc có tác dụng gì

Trong chân gà, lượng collagen chiến tới 80% giúp cải thiện chức năng của xương, dây chằng và phòng ngừa lão hóa sớm.

Hơn nữa, thành phần acid hyaluronic và chondroitin sulfate trong chân già đều mang lại những tác dụng nhất định cho quá trình phát triển của con người.

Trong một số nghiên cứu tại Mỹ đã từng nhận định chân gà chứa nhiều hợp chất hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp, làm lành vết thương nhanh chóng.

Như vậy, chân gà giàu dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và có tác dụng:

  • Tăng cường chuyển hóa, hỗ trợ hấp thụ canxi và protein tốt hơn
  • Làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế bệnh loãng xương
  • Cải thiện hệ tiêu hóa, hệ thống miễn dịch
  • Tái tạo mô cơ, chữa vết thương hở hồi phục nhanh hơn.

Ăn chân gà có béo không?

Món ăn chế biến từ chân gà mang lại nhiều dinh dưỡng đã được phân tích rõ nhưng liệu có nên ăn thường xuyên, có ảnh hưởng tới cân nặng hay không?

Chân gà chứa bao nhiêu calo?

Phân tích calo, dinh dưỡng có trong chân gà có được ( tính trên 100g):

  • Calo: 215 Kcal ( tính cả phần da gà)
  • Lipid: 15 gram
  • Chất béo: 13 gram ( bao gồm chất béo bão hòa và không bão hòa)
  • Cholesterol: 84 mg
  • Vitamin các loại: A, D, B12
  • Dưỡng chất khác ( canxi, sắt, Kali, …): 200g
Lượng calo trong chân gà không phải quá cao nên không làm cân nặng bị thay đổi quá nhiều.

Tìm hiểu thêm: chân gà ngâm tắc

Để xác định ăn chân gà có béo không phải dựa trên chính hàm lượng calo cung cấp tới cơ thể trong món ăn. Vì vậy, cân nặng và calo quan hệ mật thiết với nhau.

Như đã phân tích, calo trong chân gà không cao, chất béo không nhiều nên nguy cơ làm tăng cân nặng không đáng lo ngại.

Hơn nữa, nếu cân đối thực hiện chế độ ăn chân gà khoa học còn hiệu quả trong việc hỗ trợ quá trình giảm cân giữ dáng của con người.

Tuy vậy, nếu bạn ăn nhiều, tần suất liên tục, không đúng cách, đúng món ăn thì tác dụng ngược với sức khỏe và cân nặng.

Do vậy, trước khi thưởng thức bạn nên tính toán hàm lượng calo hấp thụ, lượng tiêu hao để trọng lượng cơ thể không bị tăng lên nhiều.

Cách làm chân gà ngâm cóc

Nguyên liệu

  • 500g chân gà
  • 10g gừng
  • 30g sả
  • 20g hành tím
  • 50ml nước cốt tắc
  • 50g trái tắc
  • 100g sa tế tôm
  • 100g cóc non
  • 20g ớt
  • 30g tôm khô
  • Gia vị: nước mắm, đường nâu.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, rửa sạch chân gà với muối và giấm cho hết mùi, sau đó cắt bỏ móng và chặt đôi. Tiếp theo bạn băm nhỏ 20g sả và 20g hành tím. Sau đó, bạn đem 20g ớt đi cắt lát mỏng, còn 50g tắc và 100g cóc non thì bổ đôi.

Chuẩn bị nguyên liệu làm chân gà ngâm cóc

Bước 2: Luộc chân gà

Bạn rửa sạch 500g chân gà, cắt móng và chặt đôi. Sau đó, bạn đem chúng đi luộc cùng 10g gừng và 10g sả cho thơm và loại bỏ mùi hôi khoảng 10 phút. Xong thì bạn vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh cho chân gà giòn hơn, rồi để ráo.

Cách luộc chân gà ngon

Bước 3: Làm xốt trộn chân gà

Bạn bắc chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng thì cho 20g sả và 20g hành tím băm vào, phi vàng thơm. Sau đó, bạn thêm vào 50ml nước mắm, 50ml nước cốt tắc, 100g đường nâu và 100g sa tế tôm vào khuấy đều, đến khi sôi thì tắt bếp.

Cách làm nước sốt chân gà ngâm tắc

Bước 4: Hoàn thành món chân gà sả tắc cóc non

Bạn cho vào tô lớn 500g chân gà luộc cùng 50g tôm khô, 20g ớt cắt lát, 50g tắc bổ đôi và 100g cóc bổ đôi. Sau đó, bạn rưới phần xốt vừa làm vào, trộn đều và để yên tầm 30 phút cho thấm vị là được. Vậy là xong rồi nè.

Món chân gà ngâm tắc dai giòn sật sật

Chân gà sả tắc cóc non có màu sắc vô cùng bắt mắt luôn đấy. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được chân gà thì giòn sần sật kết hợp cùng vị chua chua từ cóc non và tắc, chút cay nồng của ớt cộng thêm chút mặn mà thấm vị của nước xốt hòa quyện vào. Phải nói đây chắc chắn là món ăn vặt trên cả tuyệt vời đấy nhé.

Với sự kết hợp tinh tế giữa chân gà giòn dai cùng phong vị thơm nồng của sả, chút chua ngọt từ cóc non và tắc, món chân gà sả tắc cóc non sẽ là một biến tấu độc đáo làm thoả mãn các tín đồ nghiện “chân gà” đó nha. Với cách làm đơn giản, nguyên liệu lại dễ tìm, còn chờ gì mà không bắt tay vào làm ngay thôi nào.

Rate this post
Hải Nam

Share
Published by
Hải Nam

Recent Posts

Ngành Y Dược lấy bao nhiêu điểm năm 2024?

Y Dược là một trong những ngành học nhận được nhiều sự quan tâm của…

2 tháng ago

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ở đâu TPHCM?

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ở đâu TPHCM được nhiều bạn thắc…

2 tháng ago

Nốt ruồi phú quý: Bí ẩn về những nốt ruồi mang đến may mắn

Trong số các nốt ruồi trên cơ thể, có những vị trí được xem là…

8 tháng ago

Trường đào tạo Ngôn ngữ Trung ở TPHCM học phí rẻ là trường nào?

Trong những năm gần đây có rất nhiều các bạn trẻ quan tâm và muốn…

12 tháng ago

Gà ô chân xanh là gì? Lý do giống gà này được yêu thích

Gà ô chân xanh là giống gà được nhiều sư kê săn đón từ trước…

1 năm ago

Gà ô chân đen có đặc điểm gì và các giống gà hiện nay

Gà ô chân đen được các sư kê yêu thích lựa chọn bởi chúng rất…

1 năm ago