Quy trình Điều dưỡng là gì? Các bước của quy trình Điều dưỡng cơ bản?

Nhắc đến hình ảnh những người Điều dưỡng viên đã không còn quá xa lại với mỗi chúng ta. Họ là những người đóng vai trò chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, nhìn công việc của một Điều dưỡng viên  có vẻ đơn giản nhưng thực ra ở đằng sau là cả một quy trình mà họ cần tuân thủ. Quy trình Điều dưỡng là gì? Một quy trình Điều dưỡng cơ bản gồm những bước nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Tóm tắt nội dung

1.Quy trình Điều dưỡng là gì?

Trong ngành Điều dưỡng,  quy trình Điều dưỡng được hiểu là những kế hoạch đã được định trước để chăm sóc bệnh nhân. Nó là một loạt các hoạt động mà các Điều dưỡng viên phải tiến hành để hướng đến kết quả của quá trình chăm sóc bệnh nhân.

Quy trình Điều dưỡng được áp dụng đối với nhiều bệnh nhân khác nhau. Để lên được một quy trình Điều dưỡng chuẩn mực, gần như các Điều dưỡng viên đã được đào tạo trong các trường Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên khi vào thực tiễn công việc, việc lên một quy trình Điều dưỡng chuẩn rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh, vì vậy  việc lên kế hoạch cho một quy trình Điều dưỡng thường được phân công cho những Điều dưỡng có kinh nghiệm lâu năm, đã quen với nghề, hoặc có trình độ thuộc diện xuất sắc.

Xem thêm: >>>  Thông tin tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng Phạm Ngọc Thạch

quy trình điều dưỡng

Quy trình Điều dưỡng rất quan trọng.

Để lên được kế hoạch của một quy trình Điều dưỡng cơ bản, các Điều dưỡng viên phải tuân thủ triệt để những bước cơ bản sau: Nhận định tình hình, Chuẩn đoán Điều dưỡng, lên phương án chăm sóc, thực hiện các kế hoạch chăm sóc và cuối cùng là đánh giá kết quả chăm sóc.

Dù là phương án hay quy trình Điều dưỡng có chi tiết, kỹ lưỡng như thế nào thì đến cuối cùng cũng phải đáp ứng được kết quả là:

  • Áp dụng được cho đúng bệnh nhân, nhận thức được tình trạng đang gặp của người bệnh.
  • Các kế hoạch chăm sóc  đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân.

2.Quy trình Điều dưỡng gồm những bước cơ bản nào?

Như đã nêu ở phần trên, một quy trình Điều dưỡng chuẩn phải đáp ứng được 4 tiêu chí cơ bản: Nhận định – Chuẩn đoán – Lên kế hoạch- Thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả chăm sóc.

Để thực hiện được những bước cơ bản nhưng cũng vô cùng gian nan đó thì một người Điều dưỡng viên phải hội tụ đầy đủ những kiến thức chuyên môn, kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân, xử lý các tình huống phát sinh. Nhìn chung, người Điều dưỡng khi lên kế hoạch phải có khả năng quản lý được kế hoạch của mình.

Để một quy trình Điều dưỡng diễn ra hiệu quả, các Điều dưỡng viên luôn phải coi mọi người bệnh là trung tâm. 

Người Điều dưỡng cần lắng nghe người bệnh, tiếp nhận mọi ý kiến , không được bỏ qua một chi tiết dù là nhỏ nhất, nắm được người bệnh muốn gì,….

2.1. Bước 1: Nhận định, đánh giá tình hình người bệnh

Trong một quy trình Điều dưỡng chuẩn, bước nhận định và xác định được tình hình của người bệnh là rất quan trọng. Mục đích của việc này nhằm giải quyết các vấn đề:

  • Thiết lập được thông tin cơ bản về bệnh nhân.
  • Xác định được các điểm bình thường của bệnh nhân.
  • Xác định được các điểm bất thường trên cơ thể bệnh nhân.
  • Đánh giá tổng quát tình trạng sức khỏe bệnh nhân.
  • Thiết lập các dữ liệu cho các Bác Sĩ chuẩn đoán chi tiết tình hình người bệnh.

Trong quá trình đánh giá ban đầu mức độ của người bệnh. Người Điều dưỡng cần tiến hành các hoạt động chi tiết như:

  • Hỏi bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân về tiểu sử bệnh.
  • Tiến hành các xét nghiệm nếu cần, sắp xếp các dữ liệu một cách khoa học, khai thác bệnh án, trao đổi với những Điều dưỡng viên khác về tình trạng người bệnh qua các ngày chăm sóc.
  • Người Điều dưỡng muốn thu thập được các dữ liệu phải sử dụng những kỹ năng như: Kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng quan sát, kỹ năng thăm khám, phân tích các dữ liệu thu thập được.

quy trình điều dưỡng

Người Điều dưỡng phải xây dựng được quy trình Điều dưỡng

2.2  Bước 2: Chuẩn đoán Điều dưỡng

Chuẩn đoán Điều dưỡng được hiểu là khả năng chuẩn đoán tình trạng của người bệnh để hình thành những kế hoạch chăm sóc cho người bệnh. Bên cạnh việc bản thân các  Điều dưỡng viên tự chuẩn đoán, thì buộc phải có sự trao đổi với các Bác Sĩ chuyên khoa để khẳng định lại tình trạng bệnh nhân. 

2.2.1 Chuẩn đoán bằng hỏi bệnh

Những nguồn thông tin mà Điều dưỡng viên thu được phải dựa vào  sự cung cấp thông tin chính xác đến từ bệnh nhân.

Nhưng đối với những bệnh nhân gặp phải những bệnh khá nặng thì buộc các Điều dưỡng viên phải tham vấn với người nhà của họ. Trường hợp xấu nhất như bệnh nhân không thể giao tiếp, hoặc không có người nhà đi cùng thì buộc các Điều dưỡng viên phải chờ sự can thiệp của Bác Sĩ.

2.2.2. Chuẩn đoán bằng cách quan sát, thăm khám bệnh nhân

Kỹ năng quan sát của người Điều dưỡng với bệnh nhân vô cùng quan trọng. Quan sát những hiện tượng bất thường trên cơ thể người bệnh, chẳng hạn như: Ho ra máu, khó thở, hôn mê, biểu cảm, sắc da…..

Một người Điều dưỡng  chuyên nghiệp bao giờ cũng có kỹ năng thăm khám cơ bản. Việc thăm khám  có thể được tiến hành bằng các biện pháp cơ bản như:

  • Nhìn: Quan sát tình hình đang diễn ra của người bệnh.
  • Sờ:  Cảm nhận nhiệt độ người bệnh, bắt mạch được các cơ quan bên ngoài như tuyến giáp, lách,….
  • Gõ:  Dùng để xác định được các khối u trên cơ thể,  đánh giá vị trí và mức của các cơ quan trong cơ thể.
  • Nghe: Sử dụng ống nghe để lắng nghe các âm của cơ thể như nhịp tim, mạch đập, nhịp thở.

2.3 Bước 3: Lên kế hoạch Điều dưỡng

Đây là một bước vô cùng quan trọng, nó quyết định trực tiếp đến kết quả của quá trình chăm sóc bệnh nhân. Kế hoạch Điều dưỡng là những phương pháp, hoạt động để đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân, giúp họ có thể giảm bớt được những đau đớn hay khó khăn trong quá trình điều trị.

Để lên kế hoạch Điều dưỡng cần xác định các yếu tố:

2.3.1. Đề xuất những việc ưu tiên

Những việc ưu tiên ở đây là những việc mà bệnh nhân cần phải được giải quyết ngay trong quá trình điều trị. Ví dụ như:

  • Những vấn đề đe dọa đến cuộc sống người bệnh.
  • Những triệu chứng cần chú ý ngay lập tức của người bệnh
  • Những khó khăn mà người bệnh đang gặp phải

Khi đã nắm được những tình trạng cần giải quyết trước mắt thì tiến hành: 

  • Trao đổi với các Bác sĩ điều trị chính cho bệnh nhân để lên kế hoạch chăm sóc.
  • Căn cứ vào thực tiễn để ước tính thời gian chăm sóc.
  • Rút kinh nghiệm, đánh giá các phương án chăm sóc trước đó đã đạt được. Xem có cần thay đổi phương pháp hay vẫn có thể tiếp tục.

quy trình điều dưỡng

Tuân thủ tuyệt đối quy trình Điều dưỡng đặt ra

2.3.2  Viết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân

Viết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý:

  • Với một kế hoạch chăm sóc thì tập trung vào chăm sóc cá nhân bệnh nhân hơn là vào nhiệm vụ như: tiêm, lấy máu xét nghiệm,…
  • Cung cấp về thông tin thuận lợi cho tất cả các nhân viên tham gia vào công tác chăm sóc bệnh nhân.
  • Cung cấp những chỉ số để đánh giá về chất lượng chăm sóc.
  • Viết mệnh lệnh chăm sóc:

2.4. Thực hiện kế hoạch Điều dưỡng

Thực hiện các phương pháp chăm sóc cụ thể đối với bệnh nhân. Khi đã lên kế hoạch chăm sóc,  thì các Điều dưỡng viên phải thực sự tự chủ được với kế hoạch của mình.

Trong quá trình thực hiện cần chú ý:

  • Phải nắm được tâm lý bệnh nhân, đưa ra lời khuyên, an ủi họ với quá trình điều trị.
  • Các hoạt động chăm sóc phải chính xác, chỉn chu.
  • Theo dõi bệnh nhân, đề phòng mọi biến chứng, sự cố có thể xảy ra.
  • Nếu như gặp sự cố, hay các vấn đề phát sinh cần báo cho các Bác Sĩ điều trị để tìm ra giải pháp.

2.5 Đánh giá quá trình Điều dưỡng

Nội dung đánh giá quá trình Điều dưỡng gồm:

  • Các hoạt động chăm sóc có đúng như kế hoạch được đặt ra.
  • Bệnh nhân sau khi điều trị liệu có phản hồi tích cực.
  • Bệnh tình của bệnh nhân liệu có những tiến triển. Theo chiều hướng xấu hay tốt.
  • Các Y lệnh như liều dùng thuốc, chăm sóc… có được thực hiện chỉn chu.
  • Cuối cùng tổng thể cả quá trình  Điều dưỡng liệu có đạt được kết quả đúng như mong đợi.

Như vậy, với những thông tin cơ bản trên, hy vọng quý độc giả đã có thể phần nào đó hiểu được quy trình Điều dưỡng là gì và các Điều dưỡng viên đã phải vất vả như thế nào để có được một quy trình điều dưỡng chuẩn cho người bệnh./

5/5 - (2 bình chọn)